Những chiến sĩ biệt động đã góp phần làm nên chiến thắng vô giá

Chào mừng bạn đến với tbkc.edu.vn trong bài viết về Ai là người chiến sĩ biệt động sài gòn chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Gắn bó máu thịt với nhân dân
Tại hội thảo, nhiều ý kiến khẳng định, cội nguồn sức mạnh của Biệt động Sài Gòn – Gia Định, trước hết là kết quả của sự mưu trí, dũng cảm, tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của cán bộ, chiến sĩ biệt động và cội nguồn của nó cũng là từ nhân dân.
Theo nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải, Biệt động Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định là một bộ phận quan trọng của lực lượng vũ trang TP, ra đời như một tất yếu của cuộc chiến tranh nhân dân, là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội ta, hoạt động chiến đấu giữa sào huyệt, trung tâm đầu não của địch.
Xem thêm:: 1 Vạn Tệ, 100 Vạn Tệ đổi được bao nhiêu tiền Việt? – TheBank
Ra đời trong cao trào đấu tranh chính trị của toàn dân thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ đầu Nam bộ kháng chiến, được nhân dân đùm bọc, che chở, nuôi dưỡng, lực lượng Biệt động luôn gắn bó máu thịt với nhân dân đã trưởng thành, từ không đến có, từ nhỏ đến lớn mạnh. Lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định được xây dựng trong “chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và phát triển đến đỉnh cao trong “chiến tranh cục bộ” (1965-1968). Trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Khu ủy, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn – Gia Định, Phân khu 6, lực lượng Biệt động với lối đánh táo bạo, lập nên những chiến công vang dội.
Phân tích về lực lượng Biệt động Sài Gòn, PGS.TS Phan Xuân Biên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, Biệt động Sài Gòn mang đặc trưng tiêu biểu của “Bộ đội Cụ Hồ” với nguyên nghĩa của nó “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”. Biệt động Sài Gòn ra đời và phát triển từ các cơ sở, phong trào quần chúng với sự tham gia tự giác của mọi tầng lớp xã hội.
Với đội ngũ đông đảo của công nhân, dân nghèo thành thị, lực lượng chiếm phần lớn thành phần cư dân Sài Gòn – Gia Định, luôn cần cù, giàu lòng nhân nghĩa, từng trải qua nhiều thế hệ chịu cảnh cơ cực của người dân nô lệ là nguồn nhân lực để xây dựng lực lượng biệt động, đồng thời là chỗ dựa vững chắc cho hoạt động thường xuyên của biệt động trong lòng địch.
Đồng chí Hoàng Thị Khánh, Trưởng ban Liên lạc cựu tù chính trị và tù binh TPHCM cho biết, những chiến sĩ biệt động không chỉ là lính chiến mà họ có thể là học sinh, sinh viên, có thể là anh công nhân, chị tiểu thương, bác xích lô, là thầy cô giáo… họ ở trong dân, sống với dân, được dân bảo bọc, nuôi dưỡng và hỗ trợ họ thực hiện nhệm vụ vì dân. Trong các cuộc chiến tranh vệ quốc trên thế giới này, có lẽ chưa ở đâu có đội quân – có binh chủng đặc biệt như thế. Có thể nói đây là một hình thức tổ chức lực lượng vũ trang của ta: gọn nhẹ, bí mật, linh hoạt, nằm trong dân, hòa vào dân, thường xuyên hoạt động trong lòng địch. Là lực lượng chiến đấu, thường thực hiện những đòn đánh hiểm, táo bạo, bất ngờ vào cơ quan đầu não, các mục tiêu quan trọng và địch không thể tin là ta có thể đánh được.
Xem thêm:: Đề đọc hiểu Em là cô gái hay nàng tiên có đáp án chi tiết
Đỉnh cao về sức đột phá tiến công, về nghệ thuật chiến đấu
Tại hội thảo, một số tham luận nhấn mạnh, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định đã đồng loạt tấn công nhiều mục tiêu trọng yếu tại Sài Gòn, góp phần làm nên chiến thắng to lớn của quân và dân miền Nam, tạo bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đánh giá về vai trò của lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung, đặc biệt là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968, đồng chí Lê Thanh Hải nhấn mạnh, những trận đánh của Biệt động diễn ra chớp nhoáng, “xuất quỷ nhập thần”, với hiệu suất rất lớn, là nổi kinh hoàng của bọn xâm lược và tay sai.
Đặc biệt trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng Biệt động được chuẩn bị tốt về tinh thần, trang bị, vào trận chiến đấu với khát vọng hòa bình, không có gì quý hơn độc lập tự do. Các đội Biệt động đã bất ngờ đồng loạt tấn công vào các mục tiêu trọng yếu của Mỹ – ngụy, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm chủ trận địa nhiều giờ, vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần cùng quân và dân miền Nam giành thắng lợi to lớn, tạo bước ngoặt quan trọng, buộc Mỹ phải “xuống thang” chiến tranh.
Xem thêm:: EDI là gì? Lợi ích của EDI vào quản trị chuỗi cung ứng? – dtctech.vn
Thiếu tướng Võ Văn Cổ, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7 khẳng định, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Biệt động Sài Gòn – Gia Định đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tác chiến, góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật chiến đấu biệt động trong TP về sức đột phá tiến công, về nghệ thuật chiến đấu mang tính đặc thù trong lòng địch và đặc biệt là tinh thần ý chí của cán bộ, chiến sĩ trong thời điểm quyết định.
Là người tham gia trọn vẹn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, đồng chí Hoàng Thị Khánh chia sẻ: “Với tôi cho đến tận hôm nay, những trận đánh vào Dinh Độc Lập, vào phi trường Tân Sơn Nhất, vào Bộ Tổng Tham mưu, Đài Phát thanh Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Hải quân Sài Gòn, Tòa Đại sứ Mỹ Mậu Thân 1968 của Lực lượng Sài Gòn và hình ảnh họ trong vòng vây của địch với lực lượng đông gấp vài chục lần, gồm cả bộ binh, máy bay trực thăng, tăng, thiết giáp… 88 cán bộ chiến sĩ Sài Gòn với vũ khí nhẹ cầm tay đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng; 74 người hy sinh và bị giặc bắt, vẫn là một dấu ấn sâu đậm nhất trong cuộc đời chiến đấu của tôi”.
Phát biểu tổng kết hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Thân Thị Thư cho biết, với tinh thần nghiêm túc, khoa học, khách quan, các tham luận gửi về hội thảo đã dành nhiều tình cảm sâu sắc, kính trọng đối với lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định. Từ những vai trò, vị trí, góc độ khác nhau, các bài viết đã phân tích làm rõ, khẳng định và đánh giá tầm vóc, ý nghĩa, sự mưu trí, quả cảm, vai trò to lớn của lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Theo đồng chí Thân Thị Thư, lịch sử đất nước và TPHCM mãi mãi ghi công các chiến sĩ biệt động, sự hy sinh của các chiến sĩ biệt động đã góp phần làm nên chiến thắng vô giá của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. “Chiến công và những bài học kinh nghiệm tác chiến của Biệt động Sài Gòn sẽ còn mãi với thời gian, còn mãi giá trị với lực lượng vũ trang và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần nghiên cứu thấu đáo những chiến công và những bài học kinh nghiệm quý báu ấy, thiết nghĩ đó cũng là một hoạt động chúng ta tri ân những anh hùng, những liệt sĩ, những cán bộ, chiến sĩ Biệt động – những người đã bằng sự hy sinh của mình góp phần dựng nên một tượng đài bất tử, một dáng đứng Việt Nam giữa Sài Gòn – TPHCM” – Đồng chí Thân Thị Thư nhấn mạnh.