Chào mừng bạn đến với tbkc.edu.vn trong bài viết về Khuyết danh là ai chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Trên thực tế hiện nay, thời đại 4.0 công nghệ thông tin internet ngày các phát triển rộng rãi nên diễn ra khá phổ biến, rộng khắp nên có rất nhiều tác phẩm xuất hiện không xác định được tác giả. Để nắm rõ được các quy định về các tác phẩm khuyết danh thuộc quyền sở hữu của ai, xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Quang Huy.
1. Tác phẩm khuyết danh là gì?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/04/2018) về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 về quyền tác giả, quyền liên quan thì nội dung này được quy định như sau:
Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố.
2. Tác phẩm khuyết danh thuộc quyền sở hữu của ai?
Theo quy định tại Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì chủ sở hữu quyền tác giả là nhà nước đối với các tác phẩm:
- Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp đã có cá nhân, tổ chức đang quản lý tác phẩm đó;
- Tác phẩm còn thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả không tồn tại (Chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản);
- Tác phẩm được Nhà nước nhận chuyển giao quyền sở hữu từ chủ sở hữu quyền tác giả.
Như vậy, tác phẩm khuyết danh nếu không có cá nhân, tổ chức đang quản lý sẽ là tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước.
3. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả tác phẩm khuyết danh
Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh được quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 khi kết thúc thời hạn này, tác phẩm khuyết danh sẽ thuộc về công chúng (Theo Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).

4. Chuyển nhượng quyền tác giả tác phẩm khuyết danh
Việc hưởng quyền được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được chuyển nhượng quyền cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng quyền đó.
- Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền như trên được hưởng quyền của chủ sở hữu đến khi danh tính của tác giả được xác định.
5. Sử dụng tác phẩm khuyết danh như thế nào?
Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Xin phép sử dụng;
- Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác;
- Nộp một bản sao tác phẩm trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phổ biến, lưu hành.
Ngoại lệ khi sử dụng tác phẩm không cần thực hiện các nghĩa vụ nêu trên:
- Trường hợp tác phẩm do các tổ chức, cá nhân đang quản lý thì tổ chức, cá nhân đó được hưởng quyền của chủ sở hữu.
- Khi danh tính chủ sở hữu thực sự của tác phẩm được xác định thì quyền sở hữu thuộc về chủ sở hữu đó, kể từ ngày danh tính chủ sở hữu được xác định.
Tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ nêu trên tại Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật.
6. Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về tác phẩm khuyết danh. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.