Sự cố môi trường là gì? Tìm hiểu về sự cố môi trường – Luật ACC

Chào mừng bạn đến với tbkc.edu.vn trong bài viết về Sự cố môi trường là gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Cùng với xu thế Xanh ngày càng phát triển và chú trọng thì vấn đề môi trường đang được quan tâm hơn cả. Tuy nhiên vẫn có sự cố môi trường đáng tiếc xảy ra, gây nên hậu quả nghiêm trọng. Vậy sự cố môi trường là gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu nhé!
1. Sự cố môi trường là gì?
Sự cố môi trường có tên Tiếng Anh là “Environmental incident”.
Sự cố môi trường là những tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng. Sự cố môi trường, với biểu hiện là những tai biến hoặc rủi ro đối với môi trường thường diễn ra dưới tác động của yếu tố tự nhiên hoặc sự tác động của con người hoặc là kết hợp cả hai yếu tố đó. Phân biệt những nguyên nhân gây ra sự cố môi trường có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm pháp lí đối với cá nhân hoặc tổ chức có liên quan.
Pháp luật nhiều nước định nghĩa sự cố môi trường như là một rủi ro môi trường và quy định những biện pháp, những nguyên tắc để ngăn chặn và khắc phục rủi ro. Pháp luật môi trường Việt Nam định nghĩa sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng” (khoản 10 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
Những sự cố môi trường xảy ra do yếu tố thiên nhiên như cháy rừng do sét đánh, đất nông nghiệp bị ngập mặn do sóng thần gây ra… thường là những sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường trong những trường hợp này sẽ không dẫn đến trách nhiệm pháp lí của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Ngược lại, những sự cố môi trường do con người gây ra đều dẫn đến những trách nhiệm pháp lí nhất định.
2. Một số sự cố môi trường thường xả ra
Có thể kể đến một số sự cố môi trường thường xảy ra và để lại hậu quả nguy hại đối với con người và thiên nhiên như sau:
– Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, sạt lở đất, núi lửa phun, mưa axít, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tại khác;
– Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kĩ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kĩ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng gây nguy hại cho môi trường;
Xem thêm:: Stt gục ngã trong cuộc sống – Cẩm Nang Tiếng Anh
– Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các sở công nghiệp khác;
– Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ.
3. Nguyên nhân gây ra sự cố môi trường
Sự cố môi trường không tự nhiên mà xảy ra, do có sự tác động của tự nhiên và con người.
Thứ nhất, những trận bão lũ hay những đợt hạn hán khô hạn kéo dài, gây ra tình trạng nứt nẻ đất đai. Cùng với đó là những trận động đất xuất hiện do núi lửa phun trào, những trận mưa axit, mưa đá rất nguy hiểm và những đợt biến đổi khí hậu vô cùng khắc nghiệt.
Thứ hai, những trận hỏa hoạn, những trận cháy rừng, những yếu tố gây hại trực tiếp đến môi trường khiến cho môi trường không ngừng biến động, gây nhiều ảnh hưởng tới đời sống con người.
Thứ ba, ý thức của con người gây ra các sự cố môi trường không mong muốn như vứt rác thải bừa bãi, đổ dầu xuống nguồn nước, vứt xác động vật xuống nước làm ô nhiễm nguồn nước…
4. Hậu quả của sự cố ô nhiễm môi trường
Sự cố môi trường gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
Thứ nhất, Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Thứ hai, Suy thoái môi trường
Xem thêm:: [Sâu lắng] 99 Stt về mưa lạnh đầy ắp tâm trạng, tái tê lòng người
Suy thoái môi trường là sự giảm về số lượng và chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
Một thành phần môi trường khi bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:
+ Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại.
+ Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật. Nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người hoặc gây những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, sạt lở đất … thì mới coi thành phần môi trường đó bị suy thoái.
Số lượng và chất lượng các thành phần môi trường có thể bị thay thế do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường, làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật. Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu hủy so với trữ lượng của nó.
5. Quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Theo quy định tại Điều 121 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì pháp luật quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường như sau:
– Việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phải tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, môi trường.
– Ứng phó sự cố môi trường thực hiện theo phương châm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
– Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường, chi trả chi phí ứng phó sự cố môi trường.
Xem thêm:: Những câu nói hay về bánh trung thu – Qplay.vn
– Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức ứng phó sự cố môi trường, ứng phó sự cố môi trường phải theo sự phân công, phân cấp, chỉ huy thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố môi trường.
– Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố môi trường.
– Việc phòng ngừa sự cố môi trường do rò rỉ, tràn đổ, phát tán chất thải (sau đây gọi chung là sự cố chất thải) được thực hiện theo quy định của Luật này. Việc phòng ngừa sự cố môi trường do hóa chất, phóng xạ, dầu tràn, dịch bệnh và do nguyên nhân khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
6. Các câu hỏi thường gặp
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm gì trong việc phòng ngừa sự cố môi trường?
Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:
+ Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố môi trường.
2. Có mấy loại sự cố môi trường?
Sự cố môi trường hiện nay được chia làm 2 loại cơ bản sau:
Sự cố môi trường tự nhiên.
Sự cố môi trường nhân tạo.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về sự cố môi trường. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Công ty Luật ACC đồng hành pháp lý cùng bạn!
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin